Bạn đã bao giờ thử gõ trên thanh tìm kiếm Google “website là gì” chưa?. Nếu đã thử gõ nhưng vẫn chưa tìm giải đáp được thắc mắc cho riêng mình thì cùng xem ngày bài viết này với AZWebsite nhé. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về website. Cùng tham khảo ngay nhé!
Website là gì?
Website là một tập hợp các trang web bao gồm nội dung, văn bản, hình ảnh, video,… . Thường chỉ nằm trong một tên miền(domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain) trên World Wide Web của internet. Và trang website được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (web server), có thể truy cập thông qua internet.
Có thể hiểu Website đóng vai trò là một văn phòng, một cửa hàng online, nơi giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp, sản phẩm/ dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Để Khách hàng ở bất cứ đâu đều cũng có thể truy cập được, và có thể xem. Website chính là một bộ mặt của doanh nghiệp, là nơi để tương tác và giao dịch với khách hàng online.
Một trang web sẽ được hiểu là tập tin HTML hoặc là XHTML, có thể truy cập bằng giao thức HTTP or HTTPS. Website có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML hoặc được vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ. Và website cũng có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, như: PHP, .Net, Java, Ruby on Rails…
Tổng quan về website
Trang web là gì?
Trang web là một trang cụ thể nào đó của website, hay gọi dễ hiểu hơn là web page hoặc pages. Là một tài liệu được hiển thị trực tiếp trên trình duyệt như Google, Firefox, Google Chrome,…
Thường thì một website sẽ gồm 1 hoặc nhiều trang web như vậy.
Trang thông tin điện tử là gì?
Trang thông tin điện tử là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin. Được trình bày dưới dạng ký hiệu, chữ viết, số, hình ảnh, âm thanh,… . Và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông trên internet.
Lưu ý: Website = Trang thông tin điện tử
Website hoạt động như thế nào?
Để biết được hoạt động của website thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu qua về Internet và web là gì. Bởi đây chính là nền tảng cho mọi website hiện nay.
– Internet là công nghệ hay cấu trúc cơ bản kết nối các máy tính trên khắp thế giới với nhau. Để cho phép chia sẻ thông tin.
– Web được viết tắt của từ World Wide Web, là hệ thống cho phép việc chia sẻ thông tin qua internet.
Và hoạt động của website là:
Một website sẽ gồm có nhiều webpage, là tập hợp các tập tin dạng HTML hoặc XHTML, được lưu trữ trên máy chủ(Web Server).
Có thể hiểu, web là một bộ sưu tập khổng lồ gồm các tài liệu kỹ thuật số, website, webpage, media,… . Người dùng có thể truy cập vào web thông qua các trình duyệt.
Và website sẽ hoạt động trên môi trường Internet cần có những thành phần như sau:
– Source Code Website (mã nguồn website): Là hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết dựa trên các ngôn ngữ lập trình. Và sẽ được kết nối thành giao diện người dùng trên Website.
– Web hosting (Lưu trữ Web): Là máy chủ dùng để lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác trên website.
– Domain (Tên miền) Là địa chỉ trang web hoạt động trên Internet để người dùng truy cập vào website dễ dàng hơn.
Và đặc biệt là cần phải có kết nối internet thì website mới có thể hoạt động trên môi trường trực tuyến được. Đây cũng là cơ sở để người dùng mới có thể truy cập và ghé website của bạn được. Hoặc nếu không, thì bạn chỉ có thể truy cập trong cùng một hosting hoặc mạng nội bộ(LAN).
Giao diện website gồm những thành phần nào?
Khái niệm về một website thì chắc chắn sẽ có nhiều người biết đến. Nhưng, thành phần của 1 website thì không hẳn ai cũng đều biết. Vậy nên, ngay dưới đây AZTech sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giao diện của một website gồm có những thành phần nào.
Header
Header là thành phần thường được đặt ở vị trí đầu trang và hiển thị trên những trang phụ.
Và phần đầu trang(Header) bao gồm: Thanh menu điều hướng, logo, số điện thoại, ngôn ngữ, đăng ký/đăng nhập,… Ngoài ra thì với những trang web được tạo ra để chuyển đổi, lấy thông tin thì sẽ không thiết kế phần đầu trang này. Vì tránh làm người truy cập mất chú ý.
Slider/Carousel
Trong website thì Slider được hiểu là một loại trình chiếu thông tin trên những thanh trượt. Và trước đây thì hay được gọi là banner nếu Slider là 1 hình ảnh tĩnh.
Slider được đặt dưới phần header và được đầu tư rất nhiều vào thiết kế hình ảnh. Nhằm giúp giới thiệu những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp, và cũng có thể là slogan.
Những hình ảnh này sẽ được cài đặt để trượt ngang tương tự như slider. Hoặc một hướng nào đó nhất định và đính kèm những hiệu ứng (dạng carousel). Và thường trên Slider sẽ được đặt các nút kêu gọi hành động, như: Liên hệ, tư vấn ngay,..
Content Area
Là nơi cung cấp nội dung cho độc giả và là thành phần quan trọng nhất của một website. Và nội dung ở đây có thể được thông qua nhiều hình thức khác nhau. Như: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,..
Và có thể bạn chưa biết, đây chính là khu vực để Google đánh giá trang web của bạn có hữu ích hay không. Đối với những trang web thực hiện SEO thì đây là thành phần quan trọng và được đầu tư nhiều nhất.
Sidebar
Sidebar chính là phần được hiển thị ở bên cạnh các thành phần chính của trang web. Vị trí của sidebar sẽ tùy thuộc vào mục đích của trang web. Và thường sẽ nằm ở các vị trí như: Bên trái hoặc bên phải website, trên header hoặc footer,… của trang web. Với mục đích nhằm giúp người dùng dễ dàng thao tác mà không cần phải thay đổi mã code của toàn bộ website.
Footer
Là phần cuối cùng của một website, footer thường bao gồm những thông tin cơ bản như: Các liên kết, các kênh Social network, bản quyền, chính sách, hotline, email,…
Có những loại website nào?
Hiện nay có 2 loại website chính được sử dụng phổ biến nhất là:
– Website động: Là website cần có các ngôn ngữ lập trình phức tạp như PHP hay ASP.NET và một số cơ sở dữ liệu khác như SQL Server hay MySQL.
– Website tĩnh: Là loại web chủ yếu được sử dụng các ngôn ngữ như HTML, JavaScript, CSS và thông tin, nội dung cố định, ít được chỉnh sửa. Và chỉ chứa thông tin mà không có thành phần tương tác nào.
Hầu hết hiện nay đa phần người dùng thường sử dụng website động hơn.
Lý do nên xây dựng website cho doanh nghiệp?
– Tăng tương tác, lượt tiếp cận cho doanh nghiệp dễ dàng hơn thông qua internet.
– Cho phép khách hàng, người dùng tìm kiếm và tương tác với doanh nghiệp ở bất cứ đâu thông qua internet.
– Tăng độ uy tín: Giúp tương tác tốt với khách hàng, tạo cho doanh nghiệp trở nên uy tín và nhận được sự tin tưởng của khách hàng hơn.
– Mở rộng thị trường: Website có thể sẽ được người dùng truy cập ở bất cứ đâu trên thế giới. Vậy nên doanh nghiệp dễ tiếp cận được với khách hàng tiềm năng.
– Giúp tối ưu chi phí cao: Việc đầu tư chi phí vận hành một website thương mại điện tử sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc xây dựng một cửa hàng hay thuê mặt bằng cho doanh nghiệp.
Cách xây dựng một website?
Nếu bạn đã hiểu về website rồi thì bạn có thể bắt đầu với việc xây dựng website cho mình. Bằng cách thuê một web developer hay một công ty chuyên nghiệp, nhưng sẽ tốn rất nhiều chi phí. Và như đã đề cập ở trên thì bạn có thể hoàn toàn sử dụng các nền tảng như WordPress để xây dựng.
Bài viết trên là lời giải đáp cho thắc mắc về website là gì và cũng như tất cả các thông tin về website mà AZWebsite muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tích lũy được thêm kiến thức hay cho riêng mình.
Liên hệ với AZTech để được hỗ trợ chi tiết:
- Website: https://azwebsite.vn
- Facebook: www.facebook.com/azwebsite.vn
- Email: info@azwebsite.vn
- Tư vấn: 028 777888 95
- Kinh doanh: 096 999 9295
- Kỹ thuật: 077777 6278
- Hợp tác: 094 999 9295
- Góp ý: 093 12 555 12